Nghị định này vẫn giữ nguyên (không thay đổi) các tiêu chí xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa như quy định cũ tại Nghị định 39/2018/NĐ-CP . Chi tiết xem Điều 5.
Tuy nhiên, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) sẽ có cơ hội hưởng nhiều chính sách hỗ trợ mới (từ nhà nước) theo Nghị định này, chẳng hạn:
- Được hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn giải pháp chuyển đổi số nhưng không quá 50 triệu/hợp đồng/năm (với doanh nghiệp nhỏ) và không quá 100 triệu/hợp đồng/năm (với doanh nghiệp vừa).
- Được hỗ trợ tối đa 50% chi phí thuê, mua các giải pháp chuyển đổi số nhưng không quá 20 triệu/năm (với doanh nghiệp siêu nhỏ); không quá 50 triệu/năm (với doanh nghiệp nhỏ) và không quá 100 triệu/năm (với doanh nghiệp vừa).
- Được hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn xác lập quyền sở hữu trí tuệ nhưng không quá 100 triệu/hợp đồng/năm/doanh nghiệp.
- Được hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn chuyển giao công nghệ nhưng không quá 100 triệu/hợp đồng/năm/doanh nghiệp.
Ngoài ra, hạn mức hỗ trợ hợp đồng thuê dịch vụ tư vấn (về nhân sự, tài chính, sản xuất, bán hàng, thị trường...) cho DNNVV cũng được điều chỉnh tăng nhiều lần so với trước. Cụ thể, hạn mức hỗ trợ tối đa với doanh nghiệp siêu nhỏ là 50 triệu/năm (cũ là 3 triệu/năm); doanh nghiệp nhỏ là 100 triệu/năm (cũ là 5 triệu/năm); doanh nghiệp vừa là 150 triệu/năm (cũ là 10 triệu/năm).
Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/10/2021 và thay thế Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018.
Văn bản phụ thuộc |
Văn bản xử phạt | |
Không xác định |
Thông tin | |
Hiệu lực | 15-Oct-2021 |
Hết hiệu lực | Không xác định |
Đăng tải | Bản tin LuatVietnam số 5281 |
Tệp đính kèm |
![]() ![]() |
Lược đồ | |
Hỗ trợ doanh nghiệp SMECập nhật đến: 3-Jun-2022 |
Dòng thời gian |