Theo thông báo của Tổng cục Hải quan, các nước ASEAN đã thống nhất áp dụng 02 quy định mới liên quan đến C/O Form D tại phiên họp lần thứ 36.
Theo đó, trường hợp mô tả hàng hóa trên hóa đơn thương mại (tự chứng nhận xuất xứ) khác biệt so với thông tin hàng hóa đã đăng ký trên cơ sở dữ liệu AWSC nhưng phần mô tả cơ bản là giống nhau thì được xem là khác biệt nhỏ, không phải là cơ sở từ chối chứng từ tự chứng nhận xuất xứ.
(Ví dụ các trường hợp được xem là khác biệt nhỏ như: Trên hóa đơn thương mại ghi BJ7-E4741-00 CATALYST.1; trên cơ sở dữ liệu tự chứng nhận xuất xứ CATALYST.1; Trên hóa đơn thương mại ghi H BEAM I BEAM; trên cơ sở dữ liệu tự chứng nhận xuất xứ H-beam I-beam...).
Đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước ASEAN khác (gồm: Brunei, Singapore, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Myanmar, Việt Nam) thì không phải thể hiện trị giá FOB trên chứng từ chứng nhận xuất xứ giáp lưng khi áp dụng tiêu chí RVC.